Thực hiện quy cách đóng gói sản phẩm may mặc đúng chuẩn

Công nghiệp dệt may đang trên đà phát triển mạnh mẽ, không những sản xuất phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong năm 2019 đạt 39 tỷ USD mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Lượng sản phẩm hàng may mặc xuất đi thật sự lớn. Vậy vấn đề cần quan tâm là quy cách đóng gói sản phẩm may mặc như thế nào là đúng nhất? Và liệu nó có tác động đến doanh thu của doanh nghiệp hay không?

Quy cách đóng gói sản phẩm may mặc đúng tiêu chuẩn

Quy cách đóng gói sản phẩm may mặc là một phần quan trọng của quá trình sản xuất hàng may mặc. Vì nó giúp bảo vệ sản phẩm của bạn, thuận tiện quá trình vận chuyển, đồng thời tăng sự quan tâm của khách hàng, khi khách hàng nhận được sản phẩm của mình, điều đầu tiên đập vào mắt họ là mỹ quan về  bao bì cũng như cách đóng gói.

 Là quy trình cuối cùng trong quá trình sản xuất hàng may mặc, quy trình đóng gói sản phẩm may mặc gồm 3 công đoạn: Gấp sản phẩm, bao gói và đóng thùng. Tùy vào loại sản phẩm mà có những cách đóng gói khác nhau.

Quy cách đóng gói sản phẩm may mặc

Về nguyên tắc chung sau khi sản xuất xong, hàng may mặc được gấp theo các quy tắc khác nhau ứng với từng sản phẩm, sau đó đóng gói trong các túi nilong (polyethylene), trên túi cũng nên mang tên thương hiệu của công ty bạn. Sau khi đóng gói bằng polyetylen, hàng may mặc được giữ trong giá phân loại theo kích thước và màu sắc. Sau đó, chúng được xếp vào các thùng carton, thùng carton được thiết kế có logo, thương hiệu công ty bạn, cũng như nhãn dán thể hiệu tính chất của sản phẩm bên trong, và phải có nhãn dán phụ nếu như sản phẩm của bạn là hàng xuất khẩu.

Cuối cùng sử dụng băng keo trong suốt hoặc nếu bạn muốn nổi bật thì thiết kế riêng loại băng keo có logo và tên thương hiệu của mình dán miệng thùng lại.

Sau đây hãy đi sâu vào quy cách đóng gói sản phẩm may mặc đối với từng sản phẩm đặc trưng của ngành may mặc.

Quy cách đóng gói sản phẩm may mặc

Quy cách đóng gói sản phẩm may mặc đối với từng loại sản phẩm

Đóng gói dựng đứng (stand-up pack)

Loại đóng gói này thường được sử dụng cho áo sơ mi. Đối với đóng gói áo sơ mi, quá trình khó khăn nhất là việc gấp sao cho mặt phải áo lên phía trước, cổ áo không bị gấp và khi gấp xong phải thấy túi áo nằm ở mặt trước (nếu có). Do vậy,  áo phải được ép trước khi đóng gói và được đóng gói với các vật liệu đóng gói bổ sung như giấy lụa, ghim hoặc kẹp, miếng lót cổ trong, miếng lót ngoài, v.v. Loại này, không chỉ đơn thuần là gấp xong bỏ vào túi nilong thường, chúng cần loại túi nilong hình hộp có bìa carton giữ form ở phía sau.

Ưu điểm: Giúp giữ form áo tốt, bao bì bắt mắt nhằm nâng cao sự hấp dẫn của hàng may mặc đối với khách hàng.

Nhược điểm của cách đóng gói này là: Nó làm chi phí sản xuất tăng lên với các vật liệu đóng gói bổ sung, do đó sản phẩm đắt hơn, đòi hỏi nhiều công sức cũng như thời gian.

Đóng gói phẳng ( flat pack)

Các loại áo phông, ao len, quần jeanm, quần âu, quần áo thể thao,.. thường được đóng gói bằng phương pháp này. Hàng may mặc được ép và gấp lại, kích thước gấp dựa vào kiểu dáng và quy cách may mặc của người mua.

Ưu điểm: Ít tốn kém hơn so với đóng gói áo sơ mi vì nó đòi hỏi ít vật liệu hơn.

Nhược điểm: Nó kém hấp dẫn hơn so với loại trên vì nó được bỏ trong túi nilong đơn thuần.

Gói móc áo (hanger pack)

Đây là một phương pháp đóng gói hàng may mặc đơn giản, trong đó hàng may mặc được bảo vệ trong một túi polyethylene có móc treo sau khi ép. Ở đây polybag là vật liệu duy nhất được sử dụng. Loại đóng gói này có thể được sử dụng cho tất cả các loại quần áo, đặc biệt là áo khoác, blazer, quần dài, v.v.

Ưu điểm:

  • Bởi vì tính đơn giản chỉ sử dụng một loại vật liệu bao gói nên nó làm giảm chi phí đóng gói.
  • Sản phẩm không gấp mà chỉ khoác bên ngoài một lớp áo bằng polyethylene nên có thể dễ dàng nhận biết và thu hút người tiêu dùng.
  • Thời gian đóng gói ít hơn.

Nhược điểm:

Khi cho vào thùng carton thì nó đòi hỏi diện tích lớn để áo quần không bị nhăn nhó.

Quy cách đóng thùng

Sau khi được bao gói thì xếp sản phẩm vào thùng carton, thường mỗi thùng có tầm 50 sản phẩm, các sản phẩm khi đặt vào thùng thì mặt phải hướng lên trên, lưu ý phhair vuốt thẳng bề mặt sản phẩm khi cho vào thùng. Sau khi xếp xong thì dùng băng keo dán miệng thùng lại.

Quy cách đóng gói sản phẩm may mặc

Quy cách đóng gói sản phẩm may mặc nhanh chóng và hiệu quả.

Vật liệu đóng gói

Thùng carton, băng dính, các sản phẩm bảo vệ như bông gòn, giấy báo cũng là phương án cụ thể và tốt cho công việc đóng thùng.

Để biết thêm Top 5 vật liệu đóng gói hàng hóa thông dụng nhất hiện nay trên thị trường quý bạn có thể xem thêm >>> tại đây <<<

Yêu cầu của thùng carton

  • Màu sắc và thiết kế trên thùng là các thành phần để thu hút khách hàng. Giá trị nghệ thuật của một bao bì là yếu tố thuyết phục thu hút người tiêu dùng.

  • Thùng carton phải đủ độ cứng và độ bền. Vì quá trình vận chuyển có thể ngắn ngày nhưng cũng có thể lên tới hàng tháng nếu là hàng xuất khẩu, và trong quá trình bốc xếp các kiện hàng bị chồng lên nhau, điều đó đòi hỏi thùng bảo vệ bên ngoài phải có độ cứng nhất định.
  • Khả năng hút và chống ẩm tốt để không bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường xung quanh.
  • Kích thước thùng tùy thuộc vào khối lượng và kích thước sản phẩm bạn cần bỏ vào, không nên chất quá ít vì khi đó tăng thêm chi phí, còn nếu chất quá nhiều sẽ khiến kiện hàng quá khổ, hàng bên trong đè lên nhau với áp lực quá lớn, đồng thời gây khó khăn trong quá trình bốc xếp.

Thông tin cung cấp ngoài hộp carton

Thùng carton được đánh dấu bằng các thông tin quan trọng dưới dạng in có thể nhìn thấy từ bên ngoài thùng một cách dễ dàng. Đặc biệt, cần đảm bảo việc dán nhãn dán đúng vị trí.

Những thông tin quan trọng như: Tên công ty, logo, số hộp carton, số đơn hàng, số lượng  màu và kiểu dáng, tổng số sản phẩm, địa chỉ công ty bạn, số điện thoại liên lạc, khối lượng tịnh,..

Quy cách đóng gói sản phẩm may mặc

Trên đây là những chia sẽ về quy cách đóng gói sản phẩm may mặc mà Provina muốn lan truyền đến bạn đọc. Nếu còn vấn đề cần thắc mắc hãy để lại comment phía dưới hoặc liên lạc trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Nếu quý doanh nghiệp đang cần sản phẩm thay thế màng Pe để chằng buộc và cố định hàng hóa vừa bảo đảm an toàn cho hàng hóa suốt quá trình luân chuyển hay lưu kho vừa có thể giảm thiểu tiết kiệm chi phí kinh doanh, bảo vệ môi trường hãy liên hệ đến chúng tôi. Provina cung cấp các sản phẩm làm phương án thay thế màng Pe đạt hiệu quả tối ưu nhất, có thể kể đến đó chính là các sản phẩm như dây chằng hàng khóa cam, dây thun ràng pallet, lưới quấn pallet tái sử dụng, dây velcro ràng pallet.. Giúp doanh nghiệp các bạn có thêm đa dạng về phương án chằng buộc an toàn cho hàng hóa mà không ảnh hưởng nhiều đến môi trường thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp nhanh hơn và thuận lợi nhất.

CÔNG TY TNHH PROVINA

Địa chỉ: 243/4 Huỳnh Văn Luỹ, Khu phố 6 Phường Phú Lợi, Thành phố Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam.

Điện thoại0274 6543 128 

Hotline0948743046 

Emailprovina.co@gmail.com

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng